Hậu Thế chiến II Bạch Dương (diễn viên)

Bạch Dương

Sau khi Thế chiến II kết thúc, Bạch Dương quay trở về Thượng Hải và đảm nhận vai chính trong hai bộ phim nổi tiếng nhất của bà: Bát thiên lý lộ vân hòa nguyệt (đạo diễn Sử Đông Sơn) và Nhất giang Xuân Thủy hướng đông lưu (đạo diễn Thái Sở SinhTrịnh Quân Lý), cả hai bộ phim đều có nội dung xoay quanh những dư chấn của cuộc chiến. Sự diễn xuất của bà trong bộ phim thứ hai khi vào vai một nữ công nhân nhà máy bị người chồng yêu nước đã trở thành chủ nhà máy bỏ rơi, được coi là cột mốc sự nghiệp của bà. Bộ phim đã phá vỡ mọi kỷ lục của Trung Quốc thời bấy giờ và được một số người coi là Cuốn theo chiều gió của Trung Quốc.[2]

Nhất giang Xuân Thủy hướng đông lưu (1947), màn diễn xuất nổi tiếng nhất của Bạch Dương

Vì những đóng góp của bà cho điện ảnh cánh tả, Bạch Dương đã được mời đến Thiên An Môn để tham dự lễ thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949.[3] Sau đó, bà đã trở thành nhân viên của Hãng phim Thượng Hải và đồng thời là phó chủ tịch Hiệp hội các nhà làm phim Trung Quốc.[3] Bà cũng đã tiếp tục đảm nhận vai chính trong một số bộ phim nữa, đáng chú ý nhất là bộ phim Lễ vật đón tất niên 1955, dựa trên một truyện ngắn cùng tên của Lỗ Tấn. Bộ phim là một thành công lớn khi giành được giải thưởng đặc biệt của Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary năm 1957 tại Tiệp Khắc.[3] Năm 1957, các cuộc khảo sát được thực hiện bởi hai tờ báo lớn đã xếp hạng bà là nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng nhất Trung Quốc.[1]

Sự nghiệp điện ảnh của Bạch Dương đã bị kết thúc một cách đột ngột bởi sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa. Trong thời gian này, bà đã bị bức hại và tống giam trong vòng 5 năm,[3] dù bà không bị tổn hại về thể xác như nhiều đồng nghiệp của mình.[2] Sau khi được phục hồi danh dự vào những năm 1970, bà đóng vai Tống Khánh Linh trong một bộ phim truyền hình năm 1989 ca ngợi cuộc đời của góa phụ của người cha sáng lập của Trung Quốc hiện đại.[2] Cùng năm đó, bà được bình chọn là số một trong số 10 ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất trong 40 năm đầu tiên của Trung Quốc.[5] Năm 1990, một buổi lễ lớn đã được tổ chức để kỷ niệm 60 năm sự nghiệp diễn xuất của Bạch Dương.[2]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bạch Dương (diễn viên) http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p15417551X https://nla.gov.au/anbd.aut-an36732006 https://trove.nla.gov.au/people/567958 https://www.allmovie.com/artist/bai-yang-p237027 https://books.google.com/books?id=XAeGAgAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=XOGdnCPJSOMC&pg=... https://books.google.com/books?id=XhIsBJXlWU4C&pg=... https://books.google.com/books?id=gx0_4QJ7zpwC&pg=... https://books.google.com/books?id=javqwyBe0WoC&pg=...